Thảo mộc và gia vị đã xuất hiện trong nhiều công thức làm đẹp từ xưa đến nay. Kết hợp cả hai, dịch sang tiếng Anh là tên của nhà mình, Herb n’ Spice. Từ nước hoa khô đến xà phòng thủ công, thảo mộc và gia vị Việt là chất liệu lõi không thể thiếu trong công thức sản phẩm của nhà mình để tạo nên hiệu quả chăm sóc, phục hồi, nuôi dưỡng da tự nhiên, an toàn và bền vững.
Nhằm giúp bạn hiểu hơn về thảo mộc và gia vị được dùng phổ biến trong xà phòng thủ công, nhà mình viết bài blog này để chia sẻ với bạn về định nghĩa, cách phân biệt thảo mộc - gia vị, ứng dụng đa dạng từ xưa đến nay cùng 7 loại gia vị và thảo mộc Việt được Herb n' Spice lựa chọn sử dụng để chăm sóc làn da bạn.
Thảo mộc và gia vị là gì?
Thảo mộc và gia vị là các phần của nhiều loại cây trồng được sử dụng vì mùi thơm, vị cay hoặc các tính chất đặc trưng khác. Thảo mộc và gia vị có nguồn gốc từ các loại cây tạo ra các chất mang lại nhiều mùi hương và hương vị đa dạng. Tuy thường được dùng với nghĩa tương đương, thảo mộc và gia vị vẫn có những điểm khác nhau để phân biệt.
Thảo mộc (herb)
Thảo mộc được lấy từ lá của các loại cây thân thảo (herbaceous plants), thường được dùng nhiều trong nấu ăn và có một số loại có giá trị y học, có nguồn gốc từ các vùng khí hậu ôn đới như Ý, Pháp và Anh. Thảo mộc thường được dùng với số lượng lớn hơn gia vị.
Gia vị (spice)
Gia vị được lấy từ rễ, hoa, quả, hạt, hoặc vỏ cây. Chúng có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới ấm áp và có thể là cây thân gỗ hoặc thân thảo/ thân mềm. Gia vị thường có hương vị mạnh hơn thảo mộc, vì vậy thường dùng với số lượng nhỏ hơn. Một số loại gia vị không chỉ dùng để thêm hương vị mà còn làm chất bảo quản.
Ứng dụng của thảo mộc và gia vị
Thảo mộc và gia vị đã được con người sử dụng từ hàng thế kỷ cho mục đích nấu ăn, y học và thậm chí là tôn giáo.
Xưa
Những công dụng nổi bật nhất của gia vị và thảo mộc từ rất sớm là trong y học, làm dầu thánh và thuốc mỡ. Các linh mục sử dụng chúng trong việc thờ cúng, tụng kinh và nghi lễ, trong khi các thầy cúng dùng chúng như bùa để xua đuổi linh hồn xấu. Thảo mộc thơm được sử dụng để làm sạch và thêm hương thơm cho ngôi nhà.
Các tài liệu cổ về thảo dược từ Trung Quốc, Sumer, Assyria, Ai Cập, Hy Lạp và La Mã chứng minh việc sử dụng gia vị và thảo mộc trong điều trị bệnh tật. Hippocrates, Galen và Pedanius Dioscorides, cùng nhiều người khác, đã sử dụng chúng. Ở thế kỷ 1 sau Công nguyên, Pliny the Elder trong cuốn "Lịch sử tự nhiên" đã ca ngợi công dụng và khả năng chữa bệnh của gia vị và thảo mộc trong điều trị gần như mọi bệnh tật thời bấy giờ. Những giá trị đó tiếp tục được chấp nhận qua thời Trung Cổ và cho đến đầu thời hiện đại.
Nay
Công dụng ngày nay của gia vị và thảo mộc rất đa dạng và không ngừng thay đổi.
Trong ngành chế biến thực phẩm, thảo mộc và gia vị được sử dụng trong việc chuẩn bị nhiều sản phẩm. Hầu như không có công thức nấu ăn nào không bao gồm thảo mộc và gia vị, và việc sử dụng một cách hợp lý mang lại hương thơm và vị ngon đặc trưng cho nhiều món ăn. Khi nhiệt độ chế biến cho phép, gia vị và thảo mộc ở dạng khô hoặc dầu được dùng trong việc sản xuất một số loại rượu.
Gia vị và thảo mộc vẫn giữ vị trí nhất định trong y học, đặc biệt là ở Trung Quốc và Ấn Độ, nơi công dụng chữa bệnh của chúng được tôn trọng. Ở các nước phương Tây, việc sử dụng thảo mộc và gia vị trong y học bị hạn chế hơn. Nhưng với sự quan tâm phổ biến trở lại đối với các liệu pháp thay thế từ cuối thế kỷ 20, các đặc tính của thảo mộc và gia vị cũng được cân nhắc nhiều hơn.
Cả thảo mộc và gia vị đều chứa tinh dầu (essential oil), là thành phần tạo hương vị trong các chiết xuất, và chúng được sử dụng trong sản xuất nước hoa, mỹ phẩm, sản phẩm vệ sinh cá nhân, lotion, sản phẩm cho tóc, kem đánh răng và xà phòng.
Xà phòng từ thảo mộc và gia vị
Là một gia đình có truyền thống Đông Y với tình yêu dành cho nguồn nông sản và dược liệu trù phú của Việt Nam, tất cả sản phẩm xà phòng thủ công của nhà mình đều có thành phần thảo mộc và gia vị được trồng ở các địa phương trải dài nhiều tỉnh thành Việt Nam.
Với quy trình làm xà phòng thủ công phương pháp nguội, sau quá trình hòa trộn hỗn hợp các loại dầu thực vật như dầu ô-liu, dầu dừa hoặc dầu cọ với dung dịch kiềm và nước ở nhiệt độ thấp để tạo ra phản ứng xà phòng hóa (saponification), các thành phần thảo mộc và gia vị thiên nhiên sẽ được thêm vào hỗn hợp sau khi hoà trộn tùy theo mục đích trị liệu của bánh xà phòng.
Lá diệp hạ châu Đà Lạt
Diệp hạ châu còn được gọi trong dân gian là cây chó đẻ răng cưa, là một loại cây được dùng làm thuốc trong Đông y, có tác dụng trong việc tiêu độc, hoạt huyết. Diệp hạ châu được dùng rộng rãi trong Đông Y như một bài thuốc chữa các bệnh ngoài da bao gồm chàm, mụn nhọt, mẩn ngứa.
Diệp hạ châu mọc dại trên các sườn đồi Đà Lạt và được gia đình mình hái về, phơi khô, nghiền nhỏ để cho vào các bánh xà phòng Thông, phù hợp cho da sạm nhiều tế bào chết, bị mẩn đỏ hoặc bệnh ngoài da.
Lá Neem Bình Thuận
Dưới khí hậu khô nóng đặc trưng của Bình Thuận, cây neem là loại cây có sức chống chịu đặc biệt tốt, có thể phủ xanh ở những nơi khắc nghiệt nhất và đồng thời đem lại lợi ích kinh tế cho người dân nơi đây.
Lá neem là một trong những bộ phận giá trị nhất của cây neem với hàm lượng dầu cao có chứa các thành phần có đặc tính chống viêm, sưng da trong Nimbin và Linoleic Acid. Vitamin C, Carotenoids cùng các hoạt chất khác còn giúp làm sạch da, ngăn ngừa mụn, làm chậm quá trình oxy hóa khiến da lão hóa.
Lá neem được nhà mình dùng kết hợp với lá trà xanh Cầu Đất trong công thức xà phòng Thảo, phù hợp với da mụn, đặc biệt là mụn ẩn, da sạm thiếu sức sống.
Lá trà xanh Cầu Đất
Trà xanh Cầu Đất được trồng ở độ cao 1650m so với mực nước biển, quanh năm bao phủ bởi mây và sương mù. Với diện tích lớn hơn 220ha, Những lá trà xanh nơi đây được thu hoạch một cách chọn lọc sẽ đảm bảo được độ tươi cũng như chất lượng của lá trà, để giữ lại “tinh hoa” của vùng đất lành Cầu Đất.
Trà xanh là một trong những “bài thuốc” dưỡng da của người Á Đông với thành phần cao các chất chống oxy hoá epigallocatechin gallate (EGCG) và acid tannin. Với thành phần trà xanh Cầu Đất, làn da sẽ được cải thiện đáng kể nhờ khả năng loại bỏ độc tố, cải thiện sắc tố da và giảm các vết viêm đỏ.
Oải hương Đà Lạt
Khí hậu Đà Lạt mát mẻ, nắng chan hoà, đất đỏ bazan giàu khoáng chất là điều kiện tuyệt vời cho những cánh đồng oải hương. Với một mùa mưa và một mùa nắng kéo dài 6 tháng, oải hương Đà Lạt cho hàm lượng tinh dầu cao.
Tinh dầu trong oải hương có giá trị cao trong trị liệu bằng mùi hương (aromatherapy). Tinh dầu oải hương giúp xoa dịu căng thẳng, mang lại giấc ngủ ngon, giảm đau cơ, và giảm đau trong kỳ kinh nguyện của phụ nữ. Tinh dầu lavender còn được dùng để trị lành chàm, bỏng nắng, và xua đuổi côn trùng.
Herb n' Spice sử dụng tinh dầu oải hương nguyên chất giống Anh và Pháp trồng tại Đà Lạt cho xà phòng Em, phù hợp cho da khô, sạm, lão hóa, thiếu sức sống.
Bạc hà Đà Lạt
Bạc Hà là cây thuốc rất tốt, dễ trồng. Cây thảo dược này có vị cay, the, tính ấm, dùng mát. Đặc biệt bạc hà chứa hàm lượng tinh dầu rất lớn. Trong tinh dầu chứa 10,7% methol và 23,4% methone.
Bạc hà có tác dụng kháng khuẩn và sát khuẩn mạnh đồng thời kích thích tuyến mồ hôi bài tiết nhờ vậy mang tính khử độc và giải độc cao cho làn da. Ngoài ra tinh dầu bạc hà được sử dụng để kích thích và hưng phấn trung khu thần kinh mang lại cảm giác sảng khoái.
Bạc hà Đà Lạt được kết hợp với than tre Thái Bình trong công thức xà phòng Tre, phù hợp da dầu, nhiều mụn đầu đen, tiếp xúc môi trường ô nhiễm, khói bụi thường xuyên.
Nghệ vàng Hưng Yên
Khoái Châu, Hưng Yên là vùng đất màu mỡ nằm bên sông Hồng với bạt ngàn những cánh đồng nghệ. Nghệ Hưng Yên là món quà quý giá của sông Hồng.
Với chất chống viêm tự nhiên curcumin cộng với hàm lượng cao các chất chống oxy hoá, nghệ là trợ thủ đắc lực để ngừa và trị mụn. Một số nghiên cứu còn cho thấy nghệ có thể hỗ trợ sản xuất collagen.
Vì vậy, nghệ Hưng Yên được nhà mình lựa chọn cho sản phẩm Thổ để đảm bảo lượng curcumin cao nhất trong mỗi bánh xà phòng, phù hợp cho da mụn (đặc biệt là mụn lưng), da có sẹo do mụn hoặc sẹo do các tổn thương thượng bì.
Bên cạnh lợi ích cho làn da và sức khỏe, thảo mộc và gia vị Việt là chất liệu tiếp nối truyền thống Đông Y của gia đình mình qua các bánh xà phòng thiên nhiên thủ công được chế tác cho da nhạy cảm. Đồng thời, việc sử dụng nguồn nguyên liệu thảo mộc và gia vị Việt còn tác động tích cực đến kinh tế địa phương của người nông dân và giảm lượng khí thải CO2 trong khâu vận chuyển so với nguyên liệu nhập khẩu.
Lựa chọn thảo mộc và gia vị tự nhiên
Với lịch sử lâu đời và công dụng trị liệu tự nhiên và an toàn cho nhiều vấn đề về da, thảo mộc và gia vị ngày càng được sử dụng nhiều trong các sản phẩm làm đẹp và chăm sóc da.
Nhìn lại lúc khởi đầu, bánh xà phòng đầu tiên nhà mình làm là món quà thủ công với thành phần hoàn toàn tự nhiên để chăm sóc làn da nhạy cảm của người chị trên giường bệnh. Sau 6 năm, số lượng xà phòng nhà mình làm đã lên đến con số hàng nghìn, nhưng vẫn giữ cốt lõi thành phần thảo mộc và gia vị tự nhiên trong công thức để chăm sóc làn da nhạy cảm nhất. Mong rằng bài viết này giúp bạn hiểu hơn về thảo mộc và gia vị để lựa chọn sản phẩm phù hợp cho tình trạng da của bản thân mình và chăm sóc da khỏe mạnh tự nhiên, bạn nhé.
Khảo sát ý kiến của bạn cho nội dung blog tiếp theo
Bạn có thể bình chọn hoặc comment chủ đề bạn mong muốn cho các bài blog tiếp theo để nhà mình chia sẻ nhiều nội dung hữu ích hơn với bạn nhé! Herb n' Spice cảm ơn bạn rất nhiều vì đã luôn đồng hành và ủng hộ.
Bạn muốn bài blog tiếp theo viết về?
0%Cách đọc bảng thành phần mỹ phẩm hóa học và các lưu ý
0%Circular economy (kinh tế tuần hoàn) qua sản phẩm của HnS
0%Xà phòng thiên nhiên cần có các nguyên liệu gì
0%Vì sao da nhạy cảm và cách chăm sóc
Nguồn tham khảo:
Kommentare